Hiệu ứng Dunning Kruger “Biết càng nhiều thì biết càng ít”

Thật chẳng lạ gì khi chúng ta có những người bạn tự tin “quá đà” khi mới biết chút kiến thức hơn dân nghiệp dư. Vậy nguyên nhân do đâu? Một facebooker có tên Jul Tran đã lý giải vấn đề này khá logic trên trang cá nhân như sau:

Đầu tiên, họ chẳng biết gì cả, và hiển nhiên họ cũng tự hiểu rằng mình kém. Một người mới chơi poker thời gian đầu sẽ như vậy, rụt rè, vừa đánh vừa nhìn quanh để học hỏi, về nhà có khi còn bật youtube lên tìm xem Phil Ivey hoặc Tom Dwan chơi.

Continue reading Hiệu ứng Dunning Kruger “Biết càng nhiều thì biết càng ít”

Khủng hoảng bản sắc (identity crisis) — Điều tất yếu để trưởng thành

Nó giúp bạn lựa chọn con đường của mình thay vì dựa trên những tiêu chuẩn và định hướng của ai khác.

“Khủng hoảng bản sắc”, hay còn gọi là “khủng hoảng căn tính” (identity crisis), một trạng thái khi ta không hiểu rõ bản thân – điểm mạnh, điểm yếu, tính cách,… – tất cả những gì tạo nên chính ta. Chúng ta có thể trải qua khủng hoảng bản sắc cá nhân ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.

Continue reading Khủng hoảng bản sắc (identity crisis) — Điều tất yếu để trưởng thành

Giới thiệu về tính cách INFP

Tự nhiên tốn 12k MOMO vì cái kết quả này

INFP là kết quả có được từ bài kiểm tra tính cách MBTI của 2 tác giả Myers–Briggs bao gồm Introversion – (Hướng nội), Intuition – (Trực giác), Feeling (Cảm xúc), Perception (Nhận thức). Là hình mẫu tính cách của người hoà giải.

Nhóm tính cách này được các nhà nghiên cứu tâm lý học gọi bằng những cái tên như “Người duy tâm”, “Kẻ hòa giải”, “Kẻ tạo sự đồng điệu”, “ Những người tìm kiếm và giữ giá trị của con người” hay còn được nhắc đến “Những kẻ mộng mơ”.

Continue reading Giới thiệu về tính cách INFP

Giá trị của con

MỘT NGƯỜI CHA ĐÃ NÓI VỚI CON TRAI CỦA MÌNH VỪA TỐT NGHIỆP 👨🎓:

Con đã tốt nghiệp, Bố sẽ dành tặng cho con một chiếc xe bố đã mua được nhiều năm trước… nó đã hơn 50 tuổi.

Nhưng trước khi bố đưa nó cho con, con hãy đưa nó đến chỗ bán xe cũ đã qua sử dụng xem họ trả cho nó bao nhiêu.

Người con trai đi đến chỗ xe đã qua sử dụng, trở về với cha và nói: “Họ được đề nghị 1,000 đô la vì nó trông nó đã quá đát”.

Cha nói: “Con đưa nó đến tiệm cầm đồ”

Ng con trai đưa đến tiệm cầm đồ, trở về nói với cha: “Tiệm cầm đồ đã đề nghị 100 đô la vì nó là một chiếc xe sắt vụn”

Cha bảo con trai đưa nó đến câu lạc bộ ô tô và cho họ xem xe.

Đứa con trai đưa xe đến câu lạc bộ, trở về và nói với cha: “Một số người ở câu lạc bộ đã đề nghị $ 100,000 cho nó, vì nó là một Mustang cổ điển và được tìm kiếm rất khó thấy trong số các thành viên câu lạc bộ”

Người cha nói với con trai của mình: “Bố muốn con biết rằng con hãy ở đúng nơi coi trọng con đúng cách”…

Nếu con không có giá trị, đừng buồn và tức giận, điều đó có nghĩa là con đang ở sai chỗ. Những người biết giá trị của con là những người đánh giá cao về con, và không bao giờ đc ở một nơi mà không ai nhìn thấy giá trị của con.

Người Việt – Sưu tầm

Tôi hồi nhỏ được giáo dục kỹ để trở thành cháu ngoan bác Hồ, một người yêu nước. Mới 6,7 tuổi là tôi hay đến mấy chỗ bầu cử xin mấy cá cờ Việt Nam. Năm lớp 3 khi được kết nạp vào đội, tôi rất háo hức và vui mừng, rất thích thắt khăng quàng đỏ, ngày nào đi học cũng thắt. Hồi nhỏ đi học tui được dạy là “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em” Do đó tôi cố gắng học tập về khoa học kỹ thuật, lịch sử, địa lý. Thậm chí sau khi thất học năm lớp 6 tôi vẫn tự mua sách giáo khoa về tự học lấy. Tôi muốn giúp Việt Nam một ngày trong tương lai trở thành cường quốc có vị thế ngang hàng với Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức.

Continue reading Người Việt – Sưu tầm

TỪ THIỆN

Ngày ấy anh chị còn nghèo lắm.

Hai vợ chồng với 2 đứa con, nhà rách đến độ chả mua nổi cái khóa cửa. Sớm nào chị cũng chổng mông đạp 1 xe thồ rau muống suốt từ điếm 31 dưới Tứ Hiệp vào phố bán. Anh thì ốm đau suốt, chỉ quanh quẩn ở nhà.

Bữa ấy mưa rét, chị đứng hè phố bán rau thành ra dính cảm. Tầm trưa trưa chị đạp xe về đến cái chùa nhỏ ở Thanh Trì thì sa sẩm mặt mày, đành tựa xe vào tường chùa rồi ngồi phệt xuống thở cho đỡ choáng. Cửa chùa bật mở, một bà sư già bước ra. Ngó thấy chị ăn vận phong phanh, bà lẳng lặng vào trong mang ra cho túi quần áo cũ, chắc của khách thập phương bố thí.

Tối về, chị giở ra xem, bỗng phát hiện trong túi cái áo bu dông cũ còn sót tờ 100 đô. Hẳn là chủ cái áo để quên. Số tiền to làm chị bàng hoàng. Chị vốn có giấc mơ ấp ủ bấy lâu: đó là mở một hàng bún đậu mắm tôm vỉa hè.

Continue reading TỪ THIỆN

Những lời cuối cùng của Steve Jobs

“Tôi đã đạt đến tột đỉnh của thành công. Trong con mắt người khác, cuộc đời tôi là một biểu tượng của thành công. Tuy vậy phía sau của công việc tôi có rất ít niềm vui. Tài sản của tôi cuối cùng cũng bình hoá với tôi. Trong lúc này trên giường bệnh viện, hồi tưởng về cuộc đời, những lời khen ngợi, tự cao, tự hào về tài sản nhưng tôi cảm thấy thật vô nghĩa trước tử thần, cái chết.

Trong bóng tối, khi nhìn ánh đèn màu xanh và tiếng ồn ào của máy dưỡng khí, tôi cảm nghiệm được những hơi thở của tử thần rất gần kề. Bây giờ tôi mới hiểu thấu, nếu một lần bạn đã có tiền đủ cho cuộc đời của bạn, bạn hãy đeo đuổi một mục đích khác không liên quan đến tiền bạc. Nên tìm một điều gì quan trọng hơn. Ví dụ như là lịch sử tình yêu nhân loại, nghệ thuật, ước mơ tuổi thơ… Đừng làm nô lệ cho vật chất, giàu sang, vì nó sẽ biến bạn thành một người yếu ớt như tôi.

Continue reading Những lời cuối cùng của Steve Jobs

Tại sao không nên tin vào chính mình

“Vấn đề của thế giới chính là lũ điên thì lại chắc chắn về bản thân mình còn người thông minh thì lúc nào cũng trăn trở về điều đó.”

Bertrand Russell

Sau nhiều năm chiêm nghiệm, tôi đã nhận ra được tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự an yên giữa những bất ổn và mơ hồ, giữa những thắc mắc về niềm tin và mộng ước, và hơn cả giữa những hoài nghi về chính bản thân mình. Trong các bài viết trước đây, tôi thường xuyên lặp đi lặp lại một thông điệp là bộ não của chúng ta thực chất không hề đáng tin chút nào. Chúng ta không hề có bất cứ một cơ sở nào về việc chúng ta đang nói, nghĩ, làm,…

Nhưng tôi chưa có dịp để đưa ra những lý giải và dẫn chứng cụ thể cho vấn đề trên. Và bây giờ là lúc thích hợp để chúng ta cùng nhau khám phá ra 8 lý do theo góc nhìn tâm lý học tại sao chúng ta không nên tin chính bản thân mình.

Continue reading Tại sao không nên tin vào chính mình

Làm sao để có được phong cách của riêng mình?

Đây chắc là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của chúng ta, những người kiếm cơm bằng sự sáng tạo, và câu trả lời cho nó nhiều khi sẽ làm bạn bất ngờ đó 😉

Bự đọc được câu trả lời này từ họa sĩ Yuko Shimizu, và thấy thích vì giống như có người nói dùm những gì mình nghĩ mà không biết mô tả bằng lời như thế nào, nên Bự xin phép mượn lời, hy vọng giúp được các bạn đang có câu hỏi tương tự 😄

Hỏi: “Làm sao để có được phong cách của riêng mình?”

Continue reading Làm sao để có được phong cách của riêng mình?

Tháp nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow’s hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing.

Continue reading Tháp nhu cầu của Maslow