Triết lý viên kẹo: Hãy là một người tốt thông minh!

Hàng xóm của bạn có một đứa bé kháu khỉnh đáng yêu, bạn thấy quý nó vô cùng. Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều đó rất tự nguyện, thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.

Rồi một ngày kia, bạn gặp chút mệt mỏi và quên bẵng mất mình đã hết kẹo mà chưa đi mua. Gặp đứa bé trên đường đi làm về, bạn xoa đầu nó và bảo: “Chú hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy thái độ của nó lập tức thay đổi. Nó thờ ơ, lạnh lùng gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi nói nói với mọi người rằng bạn không còn tốt với nó nữa.

Continue reading Triết lý viên kẹo: Hãy là một người tốt thông minh!

5 Cách để “xả” nỗi lòng mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến người khác

Để vơi đi những trằn trọc trong mình, ai trong chúng ta cũng từng có lần muốn nói mọi thứ ra hết với một người nào đó. Tuy vậy, việc chia sẻ hoặc phàn nàn quá nhiều (trauma dumping). lại có thể làm người nghe thấy mệt mỏi – rất nhiều người vì nghĩ vậy nên cứ kìm nén cảm xúc trong lòng.

Vậy là dù chọn nói ra hay giữ kín thì cũng có thể khiến bản thân ta thấy tồi tệ. Đứng trước tình cảnh này, làm thế nào để nói ra nỗi đau một cách lành mạnh hơn? Bài viết này sẽ giúp bạn chia sẻ cảm xúc hiệu quả mà vẫn tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.

Continue reading 5 Cách để “xả” nỗi lòng mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến người khác

Trauma dumping – Mình buồn nên bạn cũng không được vui!

1. Trauma dumping là gì?

Trauma dumping là khi bạn “xả” cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực của mình lên cho người nghe dù cho họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc này. Điều này vô tình sẽ khiến người nghe nhận lấy những cảm xúc tiêu cực của bạn, về lâu về dài dẫn tới sự xa lánh nhau.

Continue reading Trauma dumping – Mình buồn nên bạn cũng không được vui!

Giữ được giá trị bản thân giúp ta không cảm thấy cô đơn

Bạn chỉ cảm thấy cô đơn khi giá trị bản thân (self-worth) bị hạ thấp. Ngược lại, khi bạn yêu thương bản thân, luôn xem bản thân là người có giá trị, thì dù cho bạn đang ở một mình, bạn vẫn không hề cảm thấy cô đơn.

Continue reading Giữ được giá trị bản thân giúp ta không cảm thấy cô đơn

5 điều bạn đánh giá người khác tiết lộ về chính bản thân bạn

Có một câu nói nổi tiếng như sau: “Chúng ta nhìn sự việc theo quan điểm riêng của mình chứ không theo đúng bản chất của nó.” Nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh được câu nói trên, đặc biệt là trong đánh giá xã hội.

Chúng ta đánh giá người khác không chỉ dựa vào năng lực, đặc điểm khách quan của họ mà còn dựa trên quan điểm chủ quan của chúng ta, được hình thành qua kinh nghiệm sống, mục tiêu, giá trị cũng như những mong ước và nỗi sợ thầm kín của chúng ta. Điều chúng ta khen chê về người khác nhiều nhất không chỉ phản ánh con người họ mà còn phản ánh chính chúng ta, đôi khi theo những hướng khiến bạn kinh ngạc.

Continue reading 5 điều bạn đánh giá người khác tiết lộ về chính bản thân bạn

Đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Với công nghệ tại thời điểm hiện tại thì một lập trình viên có thể tự tạo ra cho mình một vũ trụ 2D giả lập thế giới của chúng ta trên một chiếc máy tính cấu hình cao một cách đơn giản thế này:

  • Mang những hằng số, công thức, định luật toán học, vật lý, hóa học… cơ bản của không gian 2 chiều áp dụng vào (vận tốc, gia tốc, trọng lực…)
  • Đặt ra quy luật vũ trụ 2D này sau khi chạy hàm khởi tạo thì sẽ chạy một vòng lặp vô tận là phình to ra đến một mức độ nào đó rồi lại thu nhỏ lại rồi lại phình to ra…
  • Vũ trụ này tất nhiên không có giới hạn. Nếu bạn đi trên 1 vòng tròn thì tất nhiên là bạn sẽ đi mãi không bao giờ có điểm kết thúc
Continue reading Đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Khái quát đạo Phật trong câu hỏi đặt vấn đề đơn giản: Đức Phật có đi tiểu không?

Thuở nhỏ, khi tiếp xúc với những khái niệm rất cơ bản về tín ngưỡng tôn giáo thần linh lúc ban đầu, về Phật, về bàn thờ, về phim ảnh, chắc hẳn chúng ta ít nhiều tự nhận thấy rằng, Phật có gì đó là một sự khủng khiếp, quyền năng vô thượng. Đến cả Tôn Ngộ Không là anh hùng trong mắt những thế hệ 8x, 9x, đại náo từ long cung sâu dưới biển tới thiên đình vượt xa 99 tầng mây xanh, trừ gian diệt yêu quái, đủ phép thần biến hóa tuyệt đỉnh mà cả những gương mặt đại cao thủ nhất của thiên giới đều phải bó phép, mà Phật chỉ cần lật lòng bàn tay phát là úp gọn. Một mảnh bùa Phật dán lên là cả 500 năm vị Tề Thiên Đại Thánh uy chấn 1 thời kia chỉ có nằm ăn viên sắt và uống nước rỉ đồng mà sống qua ngày.

Continue reading Khái quát đạo Phật trong câu hỏi đặt vấn đề đơn giản: Đức Phật có đi tiểu không?

Tại cha mẹ mà con trở nên như thế này!

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ – Đúng rồi, có làm cha làm mẹ rồi mới hiểu, con cái nằm trong vòng tay cha mẹ thì cha mẹ là người ảnh hưởng thế nào tới con cái. Con cái bất hiếu người ta hay trách con cái, nhưng thử ngẫm xem, con hư không phải tại cha mẹ không uốn nắn, không giáo dục thì tự nó hư à?

Lại nói: “Ấy là nhỏ thôi, chứ lớn rồi biết suy nghĩ phải biết phân biệt chứ?” – Lớn rồi biết suy nghĩ hay có suy nghĩ ra được hay không, cũng lại là do cha mẹ gieo mầm từ nhỏ mà nên?

Trách cha mẹ vậy thì chưa thỏa đáng lắm, nói rộng ra, việc cha mẹ không biết dạy giỗ con cái thực ra cũng lại là lỗi của… ông bà. Tại ông bà không dạy cha mẹ cách dạy con cái. Rồi mở rộng ra nữa là lỗi các cụ, lỗi của toàn gia đình, dòng tộc…

Trách vậy thì thành hòa cả làng mất rồi…

Thôi thì mọi sự tại tâm. Tâm ở đây là cái suy nghĩ, cái tư tưởng của mình. Muốn sống tốt theo ý mình thì phải do mình. Do mình làm nên, do suy nghĩ của mình mà ra, mình còn không điều khiển được chính mình thì chờ ai đó điều khiển hộ à? Kiểu như tôi muốn đùng 1 phát tự nhiên thành phật ấy. Phật cũng không độ nổi. Mọi sự là thứ đã qua, làm sao mà thay đổi được thứ đã xảy ra, cũng không thể uốn nắn người khác theo ý mình, chi bằng uốn nắn chính mình là được.

Mọi sự oán than, trách cứ, ghen ghét đều khiến mình không được yên, hãy ráng dẹp bỏ nó ra khỏi đầu, vượt qua nó để tiến tới phía trước, giáo dục thế hệ tương lai. Nếu thế hệ trước có sai xót, coi như nền tảng mình chưa hoàn toàn tốt, vậy thì tại sao chính mình không thiết lập nên cái nền tảng tốt đó cho thế hệ mai sau.

Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome)

Sự thành công trong công việc của bạn có làm bạn sợ không? Bạn có bao giờ muốn giơ tay lên và nói rằng, “Tôi cảm thấy như một kẻ gian lận?” Nếu bạn trả lời có cho cả hai câu hỏi này, bạn có thể đang bị hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome). Hội chứng kẻ mạo danh là một trở ngại ảnh hưởng đến rất nhiều người thành công và sáng tạo – vì họ nghi ngờ khả năng của bản thân họ.

Continue reading Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome)