Làm chủ

Một số ít người trong xã hội có kỹ năng làm chủ, phần còn lại là những người làm thuê.

Mặc dù xuất phát điểm bất cứ ai cũng phải làm thuê để tích lũy sau đó mới chuyển sang làm chủ được nhưng không phải ai tích lũy đủ cũng mặc định trở thành chủ, nó phụ thuộc vào cái kỹ năng làm chủ như ở trên.

Khi làm thuê thì ai cũng muốn làm chủ, vì không ai muốn bị người khác sai khiến, ai cũng muốn tự do. Cho tới khi làm chủ rồi, những người không có kỹ năng mới giật mình nhận ra thực ra làm thuê nhẹ đầu hơn, bị người khác sai bảo, chỉ cho mình phải làm thế này thế kia dễ dàng hơn nhiều so với việc tự mình phải nghĩ là làm cái gì.

Làm chủ ở đây là tôi đang nói là làm chủ chính bản mình.

MÔ HÌNH VĂN BẢN RẤT TO

Mô-hình-ngôn-ngữ-lớn là thuật ngữ mới nổi mấy năm nay, dùng để nói về những mô hình xác suất huấn luyện trên dữ liệu văn bản cực lớn. Để hình dung, mô hình GPT-3 được huấn luyện trên 500 tỉ từ. Giả sử mỗi phút con người chúng ta đọc được 250 từ, một ngày 5 tiếng miệt mài suốt cả năm, thì cần mất 18 ngàn năm để đọc từng ấy từ. Cỡ bằng thời gian Hành Giả Tôn tu luyện từ đá mà thành.

Continue reading MÔ HÌNH VĂN BẢN RẤT TO

Dành cho người mới

Có lẽ đối với phần đông thành viên trong nhóm, hầu hết đều đã có kiến thức và hiểu biết về AI cũng như cách thức hoạt động của nó. Tuy nhiên, theo thời gian, số lượng thành viên mới gia nhập nhóm ngày càng tăng, đặc biệt là những bạn chưa có nhiều hiểu biết về AI. Vì vậy, bài viết này được viết như một sổ tay hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu, nhằm cung cấp định hướng và giúp các bạn có thể tự học tập và ứng dụng AI một cách độc lập.

Mình là một người theo hướng tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng thực tế của AI hơn là đi sâu vào các kỹ thuật chuyên môn của AI. Vì vậy, mình mong rằng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho những bạn có cùng thiên hướng, giúp các bạn tự tìm ra con đường phát triển kỹ năng AI cho bản thân.

Continue reading Dành cho người mới

TÍCH HỢP AI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: CẤU TRÚC 3 LỚP

Việc tích hợp AI vào hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện thông qua ba lớp khác nhau, mỗi lớp mang lại các mức độ tùy chỉnh và tích hợp khác nhau. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về ba lớp này, bao gồm mô tả, ví dụ thực tiễn, và các ưu điểm cũng như nhược điểm của từng lớp.

Continue reading TÍCH HỢP AI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: CẤU TRÚC 3 LỚP

GEN ZAI

Một lớp người mới đang hình thành trong xã hội, đấy là các bạn GEN ZAI, những người Gen Z thạo dùng Generative AI, tiên phong trong nắm bắt công nghệ này. Họ sẽ là những người lao động với năng suất vượt trội trong tương lai gần khi sở hữu nhiều kĩ năng diện rộng (general skills) mà lớp người lao động kiểu cũ không theo kịp.

Love

Có vô vàn loại tình yêu trên thế giới này. Có tình yêu kiểu bao bọc quá mức, có tình yêu kiểu ích kỉ chiếm hữu, có tình yêu kiểu độc đoán, có tình yêu kiểu nhu nhược chịu đựng, có tình yêu phải có qua có lại, nhưng cũng có tình yêu chất chứa sự bao dung, trân trọng…

Từng ngày ba bên các con khôn lớn với tâm thế, ba mong quá trình trưởng thành của các con là để dần hiểu ra tình yêu ba mẹ dành cho con là cái kiểu gì, chứ không phải để hiểu ra con phải yêu thương ba mẹ thế nào.

Hôn nhân và Con cái

Đang bận code bục đít mà đầu óc lan man nên buộc phải ngồi viết cho thoải mái đầu óc.

Thời điểm hiện tại, xu hướng sống độc thân hoặc lấy vợ/chồng nhưng không sinh con cái dần trở nên phổ biến trong giới trẻ. Lý do phổ biến những bạn theo xu hướng mới đó là vấn đề kinh tế và trách nhiệm giáo dục.

1 số ví dụ tiêu biểu:

  • Tiêu cực nhất là ở 1 mình đang thoải mái tại sao phải rước thêm phiền phức vào mình (vợ/chồng/con cái)
  • Không có điều kiện để nuôi dưỡng con cái tử tế thì tốt nhất không nên đẻ (Lấy vợ/chồng nhưng không sinh con)
    …vân vân và mây mây…

Ở chiều hướng ngược lại, sẽ có người hoàn toàn ủng hộ việc lấy vợ/chồng và sinh con ngay khi đến tuổi bất chấp hoàn cảnh, điều kiện bản thân. Lý do đa phần là:

  • Đáp ứng như cầu của người khác (Gia đình, ba mẹ, quan điểm xã hội…)
  • Gây dựng gia đình sớm sau này già cả đỡ cô đơn
  • Sinh con cái khiến cuộc sống vợ chồng có thể tiếp tục duy trì hạnh phúc
  • Sinh con sau này già cả có người chăm sóc
    …và muôn vàn lý do khác…

Đứng ở góc độ một người đã có gia đình và con cái, tôi thấy đa phần các bạn đều nhận thức sai vấn đề hôn nhân và con cái trong hoàn cảnh cuộc sống HIỆN NAY. Tôi nói hiện nay là để tránh lan man, loại bỏ đi các quan điêm của TRƯỚC ĐÂY hay TƯƠNG LAI chưa xảy ra.

HIỆN NAY:
Đầu tiên, quan điểm lấy vợ/chồng hay không, có sinh con hay không thì bây giờ nó thuộc về quyền của cá nhân mỗi người. Thời đại bây giờ quyền cá nhân mỗi người đang được đề cao hơn tất thảy, do đó, chúng ta không nên và cũng không thể xâm phạm vào quan điểm này của mỗi người. Có chăng ta nên trao đổi
với nhau ở góc độ thảo luận để hiểu rõ chính mình hơn thôi.

Trong cuộc sống, mọi sự việc luôn luôn có hai mặt của vấn đề:

  • Trong vấn đề hôn nhân, bạn hoàn toàn có thể có một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay bất hạnh. Mà cái việc hạnh phúc hay bất hạnh thực ra nó là quá trình, không phải kết quả.
    Việc quá trình đó tốt hay xấu nó không hề có một công thức nào để đạt được cả.
    Không có đầu vào: Không phải yêu nhau say đắm thì lấy nhau hạnh phúc, không phải tìm hiểu ngắn thì sau này dễ đổ vỡ…
    Không phải do hoàn cảnh: Không phải gia cảnh 2 bên giàu có thì yêu nhau nhiều, nội ngoại vất vả thì lại ghét nhau…
    Không phải do người khác: Không có ba mẹ, anh chị em hay người thứ ba nào bên ngoài quyết định được hạnh phúc của 1 gia đình…
    Không phải do điều kiện: Có nghìn tỷ thì vẫn đưa nhau ra tòa tranh cãi nhau. Hàng ngày kiếm vài chục vài trăm nghìn vẫn yêu thương gia đình của mình…
    Nhiều cái không nữa…

Tất cả những cái không đó, bạn lật ngược lại vẫn đúng. Ví dụ ngắn:
Do điều kiện: Nhà nghèo suốt ngày quần quật làm việc không có thời gian nghĩ gì nữa, chán nản mệt mỏi, không hạnh phúc…
Nhiều cái lý do khác…

Nếu bạn hỏi một gia đình mà bạn nhìn thấy là hạnh phúc, bí quyết hạnh phúc của anh chị là gì, họ sẽ nói cho bạn rất nhiều lý do, và rồi bạn hỏi anh chị có bao giờ cãi vã hay tranh luận với nhau điều gì không, hay anh chị có không hài lòng với nhau điều gì không. Họ cũng sẽ nói cho bạn nhiều vấn đề.
Nếu bạn hỏi một gia đình mà bạn thấy đang mâu thuẫn, xích mích lý do của sự việc hiện tại, họ tất nhiên cũng sẽ kể cho bạn toàn điều xấu về nhau, và nhiều lý do dẫn tới không hạnh phúc nữa.

Bởi vậy, hôn nhân là một ván cược. Giống như việc trưởng thành vậy. Với nhiều người, kể cả những người thế hệ xưa, trưởng thành là một cú sốc. Khi còn trong vòng tay ba mẹ hoặc còn trẻ con vô lo vô nghĩ thì luôn muốn trưởng thành, muốn ra đời để thể hiện mình, nhưng khi bước ra đời thì đều tỉnh mộng, đều 50/50 hết. Nhưng nếu trưởng thành là một quá trình bắt buộc đi theo tuổi tác, thì hôn nhân lại được chọn lựa có hoặc không. Như tôi đã phân tích ở trên, không có công thức nào cho hôn nhân hạnh phúc, do đó muốn biết kết quả, bạn buộc phải chọn.

Nếu bạn NGHĨ mình sẽ hạnh phúc, tất nhiên bạn sẽ chọn. Nếu bạn NGHĨ mình không hạnh phúc, bạn sẽ thôi. Hoặc có thể bạn SỢ mình không hạnh phúc, bạn cũng thôi, điều đó chả sao cả, sợ là bản năng.

Tuy nhiên đứng dưới góc độ người đã có vợ được 8 năm, tôi chia sẻ với bạn thế này: Tôi không nói về việc hạnh phúc hay không, nhưng tôi nói Hôn nhân giống như trưởng thành, bạn có thể có được trải nghiệm cuộc đời. Trải nghiệm thì thì không có đáng hay không, chỉ là có dám làm hay không dám làm thôi.

Bạn chỉ cần đặt bản thân lên một tầm cao mới, trên tất thảy mọi thứ, trên cả cái tôi của mình thì bạn sẽ đạt được mọi thứ. Hạnh phúc sẽ từ đó mà phát sinh.
Cẩn thận đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi không khuyên bạn trở thành người ích kỷ. Ý tôi ở đây là hầu hết mọi người khi nghĩ về hôn nhân thì thường sẽ là: “Anh ấy/Cô ấy có làm bạn hạnh phúc không?”. Điều này hoàn toàn sai lầm, bạn tự hạ thấp mình và đặt việc quyết định hạnh phúc cuộc đời vào tay người khác. Bạn cần phải nghĩ về bản thân và hiểu đúng về hôn nhân: “Hãy tự mình tạo ra hạnh phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống hôn nhân”. Không phải là gồng mình giống như thầy tu đọc kinh đâu nhé, cuộc sống hôn nhân luôn có những biến cố bất ngờ, vấn đề là bản thân bạn có đủ bản lĩnh để vượt qua được biến cố hay không thôi. Chấm dứt hôn nhân đau khổ cũng là bản lĩnh.

  • Về vấn đề con cái thì quan điểm của tôi cũng không khác gì hôn nhân, cũng chỉ là 1 trải nghiệm cuộc đời. Nó không phải là sự tiến hóa của hôn nhân, vì nhiều người chọn con cái mà bỏ đi vợ/chồng. Do vậy, bạn chỉ cần nghĩ tới bản thân thôi.
    Đừng coi con cái như một khoản bảo hiểm về già. Nhìn xung quanh bạn đi, không có chuyện đó đâu. Bạn không yêu thương mình, không tự lo được cho mình thì đừng lo con cái lo cho. Thời nay nó vậy đó.
    Bạn nghĩ bạn hy sinh mọi thứ của mình vì con cái? Không có đâu, là do bạn muốn thế thôi.
    Bạn nghĩ làm điều này điều kia là tốt cho con cái và con cái sẽ biết ơn bạn vì điều đó? Không luôn.
    Về cơ bản, nếu bạn yêu thương con cái thì con cái sẽ yêu thương bạn, giống như bạn đời ấy, có điều là cái loại tình cảm phụ tử, mẫu tử thôi, là 1 trải nghiệm tình cảm.

Cái cảm giác hạnh phúc của 1 gia đình nó chắc chắn đối lập với cảm giác cô đơn rất nhiều. Cảm giác khi yêu một người và bên một người dài lâu, cảm giác khi nhìn ngắm những đứa trẻ do chính mình tạo nên lớn lên từng ngày, yêu thương từng ngày đối với tôi là những cảm xúc vô giá, không có một lời nào diễn đạt được hết. Tôi nghĩ chắc nó cũng giống như người xuất gia vất bỏ mọi thứ và đạt được giác ngộ vậy. Không ai hiểu được đức Phật nếu không tự mình đi theo con đường của đức Phật.

Còn bạn, bạn có sợ không?

Đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Với công nghệ tại thời điểm hiện tại thì một lập trình viên có thể tự tạo ra cho mình một vũ trụ 2D giả lập thế giới của chúng ta trên một chiếc máy tính cấu hình cao một cách đơn giản thế này:

  • Mang những hằng số, công thức, định luật toán học, vật lý, hóa học… cơ bản của không gian 2 chiều áp dụng vào (vận tốc, gia tốc, trọng lực…)
  • Đặt ra quy luật vũ trụ 2D này sau khi chạy hàm khởi tạo thì sẽ chạy một vòng lặp vô tận là phình to ra đến một mức độ nào đó rồi lại thu nhỏ lại rồi lại phình to ra…
  • Vũ trụ này tất nhiên không có giới hạn. Nếu bạn đi trên 1 vòng tròn thì tất nhiên là bạn sẽ đi mãi không bao giờ có điểm kết thúc
Continue reading Đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Khái quát đạo Phật trong câu hỏi đặt vấn đề đơn giản: Đức Phật có đi tiểu không?

Thuở nhỏ, khi tiếp xúc với những khái niệm rất cơ bản về tín ngưỡng tôn giáo thần linh lúc ban đầu, về Phật, về bàn thờ, về phim ảnh, chắc hẳn chúng ta ít nhiều tự nhận thấy rằng, Phật có gì đó là một sự khủng khiếp, quyền năng vô thượng. Đến cả Tôn Ngộ Không là anh hùng trong mắt những thế hệ 8x, 9x, đại náo từ long cung sâu dưới biển tới thiên đình vượt xa 99 tầng mây xanh, trừ gian diệt yêu quái, đủ phép thần biến hóa tuyệt đỉnh mà cả những gương mặt đại cao thủ nhất của thiên giới đều phải bó phép, mà Phật chỉ cần lật lòng bàn tay phát là úp gọn. Một mảnh bùa Phật dán lên là cả 500 năm vị Tề Thiên Đại Thánh uy chấn 1 thời kia chỉ có nằm ăn viên sắt và uống nước rỉ đồng mà sống qua ngày.

Continue reading Khái quát đạo Phật trong câu hỏi đặt vấn đề đơn giản: Đức Phật có đi tiểu không?

Tại cha mẹ mà con trở nên như thế này!

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ – Đúng rồi, có làm cha làm mẹ rồi mới hiểu, con cái nằm trong vòng tay cha mẹ thì cha mẹ là người ảnh hưởng thế nào tới con cái. Con cái bất hiếu người ta hay trách con cái, nhưng thử ngẫm xem, con hư không phải tại cha mẹ không uốn nắn, không giáo dục thì tự nó hư à?

Lại nói: “Ấy là nhỏ thôi, chứ lớn rồi biết suy nghĩ phải biết phân biệt chứ?” – Lớn rồi biết suy nghĩ hay có suy nghĩ ra được hay không, cũng lại là do cha mẹ gieo mầm từ nhỏ mà nên?

Trách cha mẹ vậy thì chưa thỏa đáng lắm, nói rộng ra, việc cha mẹ không biết dạy giỗ con cái thực ra cũng lại là lỗi của… ông bà. Tại ông bà không dạy cha mẹ cách dạy con cái. Rồi mở rộng ra nữa là lỗi các cụ, lỗi của toàn gia đình, dòng tộc…

Trách vậy thì thành hòa cả làng mất rồi…

Thôi thì mọi sự tại tâm. Tâm ở đây là cái suy nghĩ, cái tư tưởng của mình. Muốn sống tốt theo ý mình thì phải do mình. Do mình làm nên, do suy nghĩ của mình mà ra, mình còn không điều khiển được chính mình thì chờ ai đó điều khiển hộ à? Kiểu như tôi muốn đùng 1 phát tự nhiên thành phật ấy. Phật cũng không độ nổi. Mọi sự là thứ đã qua, làm sao mà thay đổi được thứ đã xảy ra, cũng không thể uốn nắn người khác theo ý mình, chi bằng uốn nắn chính mình là được.

Mọi sự oán than, trách cứ, ghen ghét đều khiến mình không được yên, hãy ráng dẹp bỏ nó ra khỏi đầu, vượt qua nó để tiến tới phía trước, giáo dục thế hệ tương lai. Nếu thế hệ trước có sai xót, coi như nền tảng mình chưa hoàn toàn tốt, vậy thì tại sao chính mình không thiết lập nên cái nền tảng tốt đó cho thế hệ mai sau.