Ích kỷ

Sống ích kỷ không phải là sống theo cách mình muốn, mà là ép người khác phải sống theo cách mình muốn. Ngược lại, không ích kỷ là để người khác sống cuộc đời của họ, không can thiệp vào. Tính ích kỷ luôn cố tạo ra sự đồng nhất tuyệt đối xung quanh nó. Còn không ích kỷ thì nhìn nhận sự đa dạng muôn màu của con người là một điều thú vị, sẵn sàng chấp nhận và tận hưởng điều đó.

Nghĩ cho bản thân mình không phải là ích kỷ. Người không tự suy nghĩ thì thật ra chẳng suy nghĩ gì cả. Yêu cầu người khác phải suy nghĩ như mình, có cùng quan điểm với mình mới là ích kỷ. Tại sao lại phải như vậy? Nếu người ta biết suy nghĩ, có lẽ họ sẽ nghĩ khác mình. Nếu họ không biết suy nghĩ, thì yêu cầu họ phải nghĩ theo bất kỳ kiểu nào cũng là vô lý. Một bông hồng đỏ không ích kỷ chỉ vì nó muốn là chính nó, một bông hồng đỏ. Nhưng nó sẽ thật ích kỷ nếu muốn tất cả các loài hoa khác trong vườn cũng phải đỏ và đều là hoa hồng.

Alice in Wonderland

– Bạn có yêu tôi không? Alice hỏi.
– Không, tôi không yêu bạn. Chú Thỏ Trắng đáp.

Alice cau mày, đôi tay đan chặt vào nhau như mỗi khi cô cảm thấy tổn thương

– Thấy chưa? Thỏ Trắng nói tiếp:

Bây giờ bạn sẽ bắt đầu tự hỏi mình có gì không hoàn hảo, bạn đã làm sai điều gì để đến mức tôi không thể yêu bạn, dù chỉ một chút.

Bạn thấy đấy, chính vì thế mà tôi không thể yêu bạn.

Alice, bạn sẽ không luôn luôn được yêu. Sẽ có những ngày người khác mệt mỏi và chán nản với cuộc sống, tâm trí của họ phiêu du đâu đó, và họ sẽ làm tổn thương bạn.

Bởi vì con người là vậy, bằng cách nào đó, họ luôn vô tình làm tổn thương nhau – có thể do bất cẩn, hiểu lầm, hoặc mâu thuẫn với chính bản thân họ.

Nếu bạn không yêu bản thân mình, dù chỉ một chút, nếu bạn không tự tạo nên một lớp áo giáp bằng tình yêu và niềm hạnh phúc bao bọc lấy trái tim mình, thì những tổn thương vụn vặt từ người khác sẽ trở thành trí mạng, sẽ hủy hoại bạn.

Lần đầu tiên tôi gặp bạn, tôi đã tự thề với chính mình:

“Tôi sẽ không yêu cô ấy, cho đến khi cô ấy học cách yêu chính bản thân mình.”

Trụ cột gia đình

MỘT GIA ĐÌNH CHẮC CHẮN PHẢI CÓ MỘT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG. NGƯỜI NÀY PHẢI ĐỦ HIỂU BIẾT, CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ CẢM XÚC ỔN ĐỊNH.

Người dẫn đường của gia đình có thể đổi sang người khác theo từng giai đoạn. Người dẫn đường có thể không phải là người làm chủ kinh tế, nhưng họ kết nối được tất cả thành viên, duy trì được trật tự và vai trò của các thành viên.

Continue reading Trụ cột gia đình

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG LẦN SỤP ĐỔ

Một trong những vấn đề lớn nhất của con người là chúng ta quá giỏi chịu đựng và tiếp tục tiến lên. Ta trở thành chuyên gia trong việc phục tùng những đòi hỏi của thế giới bên ngoài, sống theo kỳ vọng của người khác và đặt ưu tiên của mình dựa trên điều mà người xung quanh cho là cần thiết. Ta cứ thế hiện diện, làm “cậu bé” hay “cô bé” ngoan ngoãn, và có thể duy trì màn trình diễn kỳ diệu ấy hàng thập kỷ mà không lộ ra dù chỉ một vết nứt nhỏ.

Continue reading TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG LẦN SỤP ĐỔ

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN – VÀ ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU CHÚNG TA BỎ LỠ MỘT GIAI ĐOẠN…


Một trong những khía cạnh kỳ lạ nhất trong cấu trúc tâm lý của con người là chúng ta cần trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trong thời thơ ấu và tuổi vị thành niên để đạt được sự trưởng thành. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do nào mà ta bỏ lỡ một giai đoạn nào đó, thì phần thiếu hụt này sẽ âm ỉ trong tiềm thức, thúc giục chúng ta quay lại để hoàn thiện nó, dù nó có thể chỉ là những nhu cầu của một đứa trẻ tập đi – ngay cả khi chúng ta đã bước sang tuổi trung niên.

Continue reading CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN – VÀ ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU CHÚNG TA BỎ LỠ MỘT GIAI ĐOẠN…

Làm sao để thực sự yêu

Tác giả Matthew Knott viết trên trang Golden Insight rất hay :”Để thật sự yêu một người suốt cả đời là chứng kiến, chấp nhận và đón nhận những lần họ thay đổi một cách không đếm xuể. Đó là cùng họ bước đi trên đường đời, giữ khoảng không cho mọi phiên bản con người họ, và trân trọng từng phiên bản mà họ buông bỏ.

Khi yêu sâu đậm, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để tham dự những “đám tang” thầm lặng của những con người mà họ từng là—người từng sôi nổi, người từng mơ ước điều gì đó, hoặc người mà họ buộc phải gác lại để sinh tồn hoặc trưởng thành.

Continue reading Làm sao để thực sự yêu

BẠN NGHĨ VÌ SAO MỘT NGƯỜI LẠI TỐT BỤNG?

Người tốt tử tế với người khác bởi vì họ “KHÔNG KỲ VỌNG VÀO ĐỐI PHƯƠNG”.

Không có gì phải bàn cãi khi những người tốt bụng rất quan tâm đến đối phương.

(Cảm thông, đồng cảm, tình cảm, cảm giác muốn người kia hạnh phúc… gọi chung là sự quan tâm)

Cũng có người trở nên độc ác dù họ rất quan tâm tới đối phương. Suy nghĩ quá nhiều về người kia có thể dẫn đến thái độ gay gắt, giống như đòn roi khi yêu. Và không thể gọi đây là tốt bụng.

Để dễ hiểu hơn, tôi sẽ chia nó thành 4 mức theo độ quan tâm và độ kỳ vọng vào đối phương:

Continue reading BẠN NGHĨ VÌ SAO MỘT NGƯỜI LẠI TỐT BỤNG?

Làm chủ

Một số ít người trong xã hội có kỹ năng làm chủ, phần còn lại là những người làm thuê.

Mặc dù xuất phát điểm bất cứ ai cũng phải làm thuê để tích lũy sau đó mới chuyển sang làm chủ được nhưng không phải ai tích lũy đủ cũng mặc định trở thành chủ, nó phụ thuộc vào cái kỹ năng làm chủ như ở trên.

Khi làm thuê thì ai cũng muốn làm chủ, vì không ai muốn bị người khác sai khiến, ai cũng muốn tự do. Cho tới khi làm chủ rồi, những người không có kỹ năng mới giật mình nhận ra thực ra làm thuê nhẹ đầu hơn, bị người khác sai bảo, chỉ cho mình phải làm thế này thế kia dễ dàng hơn nhiều so với việc tự mình phải nghĩ là làm cái gì.

Làm chủ ở đây là tôi đang nói là làm chủ chính bản mình.

MÔ HÌNH VĂN BẢN RẤT TO

Mô-hình-ngôn-ngữ-lớn là thuật ngữ mới nổi mấy năm nay, dùng để nói về những mô hình xác suất huấn luyện trên dữ liệu văn bản cực lớn. Để hình dung, mô hình GPT-3 được huấn luyện trên 500 tỉ từ. Giả sử mỗi phút con người chúng ta đọc được 250 từ, một ngày 5 tiếng miệt mài suốt cả năm, thì cần mất 18 ngàn năm để đọc từng ấy từ. Cỡ bằng thời gian Hành Giả Tôn tu luyện từ đá mà thành.

Continue reading MÔ HÌNH VĂN BẢN RẤT TO

Dành cho người mới

Có lẽ đối với phần đông thành viên trong nhóm, hầu hết đều đã có kiến thức và hiểu biết về AI cũng như cách thức hoạt động của nó. Tuy nhiên, theo thời gian, số lượng thành viên mới gia nhập nhóm ngày càng tăng, đặc biệt là những bạn chưa có nhiều hiểu biết về AI. Vì vậy, bài viết này được viết như một sổ tay hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu, nhằm cung cấp định hướng và giúp các bạn có thể tự học tập và ứng dụng AI một cách độc lập.

Mình là một người theo hướng tự học, tự tìm tòi và nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng thực tế của AI hơn là đi sâu vào các kỹ thuật chuyên môn của AI. Vì vậy, mình mong rằng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho những bạn có cùng thiên hướng, giúp các bạn tự tìm ra con đường phát triển kỹ năng AI cho bản thân.

Continue reading Dành cho người mới